Trán là "bộ mặt" của thượng đình và có liên quan mất thiết với sự phát triển của não, do vậy trán biểu thị cho trí tuệ của con người.
- Các tiêu chí chung để đánh giá trán
- Ta coi chiều dài của khuôn mặt là từ giữa 2 lông mày tới cằm, độ rộng của trán thông thường là bằng chiều dài này.
- Nếu độ rộng của trán lớn hơn chiều dài mặt thì đó là trán rộng.
- Ngược lại là trán hẹp.
- Chiều cao trung bình của trán bằng một nửa chiều dài của mặt
- Nếu chiều cao trán lớn hơn một nửa chiều dài của mặt thì đó là trán cao.
- Ngược lại là trán thấp.
- Các dạng trán và ý nghĩa
* Trán rộng:
- Trán rộng mà cao trung bình là những người thường bị động về mặt trí tuệ
- Trán rộng thấp là người thiếu sự sáng tạo nhưng có trí nhớ không tốt.
- Trán rộng với phần dưới phẳng là người thiếu óc tưởng tượng.
- Trán rộng với phần trên bằng phẳng và rộng hơn so với toàn bộ trán là người mơ mộng thiếu thực tế.
* Trán cao:
- Trán cao trung bình là người có óc tưởng tượng, khả năng sáng tạo.
- Trán cao nhưng có bề ngang hẹp, phân trên phát triển nhiều hơn thì người đó cũng có tưởng tượng nhưng thường đưa trí tưởng tượng đi quá xa, phi thực tế.
- Trán cao rộng là một người có trí tuệ hoàn hảo. Tuy nhiên để khẳng định điều này cần phải xem dét trán trong mối quan hệ với các bộ phận khác.
- Tran cao hẹp là người có trí tuệ kém phát triển.
* Trán vuông:
Người có trán vuông là những người rất trọng thực tế
- Trán vuông,cao rộng: loại trán này thường gặp ở các nhà kinh tế. Nó cho thấy chủ nhân có thể thực hiện được những hoài bão của mình
- Trán vuông, thấp hẹp là người thiển cận, không có đầu óc nhìn xa trông rộng.
* Trán có góc tròn:
- Nếu trán có góc tròn nhưng cao và rộng thì chủ nhân là người có năng khiếu về văn hóa nghệ thuật. Những người này nhìn chung phù hợp với những nghề cần có sự thực dụng.
- Ngược lại, nếu trán có góc tròn mà lại thấp hẹp thì đó là người có năng khiếu về văn hóa nghệ thuật, nhưng không có đủ khả năng để thực tế hóa năng khiếu ấy..
đọc tiếp: xem tướng qua trán
theo nhân tướng học
0 nhận xét:
Đăng nhận xét